Luyện Kỹ Năng Nghe
Lời khuyên hay từ British Council
Một trong những sai lầm là các bạn nghe không đúng trình độ, nên khi nghe không ra thì các bạn sẽ trở nên nản. Vì vậy bước đầu tiên các bạn nên làm bài test trình độ nghe của mình
Lưu ý 1: Test trình độ nghe theo cấp độ từ STARTERS -> MOVERS -> FLYERS -> KET -> PET -> TOEIC -> FCE -> IELTS
Bài sample Tests từ Starters đến Ielts
https://justtestyourlevel.blogspot.com/2021/07/sample-tests-from-starters-to-pet.html
Sau khi xác định được trình độ nghe của mình thì các bạn bắt đầu quá trình luyện nghe với 5 phương pháp sau.
PHƯƠNG PHÁP 1_ GIẢI ĐỀ
Các bộ đề Cambridge đúng trình độ sẽ giúp bạn tăng kỹ năng nghe cho các bài thi Quốc Tế.
Bước 1: Nghe và làm bài tập nghe, bạn nghe bao nhiêu lần cũng được miễn là bạn tập trung và sử dụng hết vốn Tiếng Anh của mình.
Bước 2: Đọc Tapescript ( Bản lời) và kiểm tra xem mình làm đúng hay sai. Dịch tapescript thật kỹ và đảm bảo bạn hiểu rõ nội dung bài nghe. Học từ mới để cập nhật vốn từ.
Bước 3: Luyện đọc to tapescript theo nội dung bài nghe. Động tác này giúp bạn luyện ngữ âm, nhớ âm thanh và tránh đọc sai, nghe sai.
Bước 4: Nhắm mắt lại, nghe lại bài đã nghe đến khi bạn hiểu rõ từng từ, từng chữ họ nói.
Bước 5: Tóm tắt lại nội dung đã nghe hoặc trả lời lại các câu hỏi trong bài.
PHƯƠNG PHÁP 2_ NGHE CHÚ TÂM
Sai lầm phổ biến nhất là các bạn chỉ muốn luyện tips để bắt ý chính hoặc để đối phó khi thi cử mà không thực sự chú tâm để đẩy trình độ nghe của mình lên. Những tips chỉ phù hợp cho ai ở trình độ sơ cấp hoặc trung cấp, còn nếu muốn thật sự thành thạo kỹ năng này chỉ có 1 cách là NGHE CHÚ TÂM
Các bạn nên tập nghe lại các bài Cambridge đã giải vào các buổi tối trước khi đi ngủ. Nghe đi nghe lại nhiều lần đem lại hiệu quả vô cùng lớn cho kỹ năng nghe.
Tapescript cho các bài nghe Samples từ Starters đến Ielts.
https://hieunhatrang842.blogspot.com/2021/07/tapescript-for-sample-tests-starters-to.html
PHƯƠNG PHÁP 3_ NGÔN NGỮ GIAO TIẾP THỰC TẾ:
Ngoài việc luyện theo Giáo Trình Cambridge cho các kỳ thi, các bạn cũng nên tham khảo những nguồn nghe khác, đặc biệt là cập nhập thêm các tiếng lóng và cách giao tiếp trong đời thực hàng ngày.
Gợi ý 1: luyện nghe trên các trang web với tốc độ nói của người bản ngữ
kênh 1: https://www.esl-lab.com/
kênh 2: https://www.focusenglish.com/dialogues/conversation.html
Gợi ý 2: Luyện nghe khi xem phim
Kênh 1: Netflix
Kênh 2: https://www.studyphim.vn/
Kênh 3: YOUTUBE _ MOTIVATIONAL TALKS:
https://www.youtube.com/channel/UC8PICQUP0a_HsrA9S4IIgWw
PHƯƠNG PHÁP 4_ CẬP NHẬT NGÔN NGỮ KHOA HỌC:
Việc thiếu vốn từ (đặc biệt là từ chuyên ngành) và cách diễn đạt theo văn phong Khoa Học là một rào cản lớn cho các bạn định đi du học, phải nghe và bắt kịp các bài giảng trên lớp.
Gợi ý 1: Luyện nghe trên các kênh youtube
Kênh 1_TED TALKS:
https://www.youtube.com/user/TEDtalksDirector
Kênh 2_TED ED:
https://www.youtube.com/channel/UCsooa4yRKGN_zEE8iknghZA
Kênh 3 _ National Geographic
https://www.youtube.com/user/NationalGeographic
Gợi ý 2: Nghe audio books những cuốn sách bạn đã xem trên youtube.
Ví dụ cuốn : Nhà Giả Kim "The Alchemist"
https://www.youtube.com/watch?v=c8v_EW_B68s
Hay những sumary của những tác phẩm nổi tiếng
https://www.youtube.com/channel/UCoIdrULeenCQ_d1_-ayFuTA
PHƯƠNG PHÁP 5_ NGHE KHÔNG MỤC ĐÍCH:
Bao quanh bản thân với ngôn ngữ Tiếng Anh cũng là một cách hay để tăng độ yêu thích và tăng độ nhạy ngôn ngữ. Bạn có thể mở bất kỳ 1 trang tin tức trên Youtube hoặc bài nghe tự do nào đó hoặc chương trình TV nào đó hoặc playlist bài hát Tiếng Anh yêu thích.
Kênh tin tức mình yêu thích là ABC News Live
https://www.youtube.com/watch?v=w_Ma8oQLmSM
Kênh Live về Tiếng Anh
https://www.youtube.com/watch?v=gunaWMrfOoc
Kênh radio về Tiếng Anh
https://www.youtube.com/channel/UCHaHD477h-FeBbVh9Sh7syA
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=4120680008016206&id=100002227433920
ReplyDeleteĐiểm IELTS cao là auto giao tiếp tiếng Anh tốt ⁉️❓
DeleteTiếp tục series chuyện du học Canada của mình hihi. 27/8/2019 là ngày đầu tiên mình sống ở tỉnh Prince Edward Island. Mình nhớ như in hôm đó đi siêu thị xong ra thanh toán. Bạn cashier hỏi mình cái gì ấy, xong mình cũng đơ ra không hiểu gì, cũng không biết respond ra sao 😢
Những ngày tiếp theo cũng vậy. Mình luôn ấp úng khi nói TAnh với bạn cùng lớp. Việc đặt câu hỏi cho professors thôi cũng khó nữa. Mình hoảng lắm, nghĩ kiểu "Chết rồi, ôn thi IELTS cao cho lắm vào rồi qua đây ko nói đc 1 chữ tiếng Anh" trong đầu lúc đó chỉ toàn từ vựng chủ đề ielts nào là môi trường, gia đình, bạn bè... :))
Có thể mình là tình trạng cá biệt như vậy. Tình trạng tiếng Anh tệ này kéo dài tới gần cả năm đầu du học lận, xong COVID lại kéo tới nữa mình toàn ở nhà, ko dùng tới tiếng Anh luôn.
Đó là tại sao mình luôn nhắc các bạn học viên IELTS của mình đừng chỉ chăm chăm học IELTS, academic vocab rồi cày mấy cuốn Cambridge, mà quên mất các nguồn học khác. Nghe podcasts, coi TV series, lấy từ vựng từ cuộc sống hằng ngày. Chứ trong đầu toàn academic vocab rồi đi nói chuyện với dân bản xứ ở đây nó tưởng mình khùng...
May mắn là bây giờ mình đã cải thiện rồi. Đợt dãn cách xã hội bên này mình tranh thủ tiếp tục cày nhiều podcasts hay, coi nhiều TV series cho đỡ quên tiếng Anh. Mùa thu 2020 may mắn là mình đc đi học in-person lại. Mình luôn push bản thân phải làm quen với nhiều bạn mới, nói chuyện với họ nhiều hơn. Giao tiếp khá hơn hẳn. Rồi mùa hè này đi làm cho chính phủ, mình ở trong 1 team nên ngày nào cũng phải trao đổi với team.
Túm lại, moral of the story là các bạn cẩn thận bị rơi vào cái bẫy IELTS - nhầm tưởng điểm IELTS cao là khả năng tiếng Anh tốt, trong đầu nhiều academic vocab là đỉnh. Mình là 1 nạn nhân của cái bẫy đó...
---
Đăng hình chụp cùng con moè vì dạo này lười chụp hình hết ảnh đẹp mất rồi 😛